Tre mốc và mọt

Tre mọc nhanh, sản lượng lớn, sớm trở thành vật liệu, ứng dụng rộng rãi. So với gỗ thì có một số khác biệt về mặt cấu tạo và tính chất, thể hiện ở độ cứng cao, độ uốn cao, các tính năng cơ lí có thể sánh với gỗ lá rộng,có tiềm năng sử dụng vào làm vật liệu kết cấu công trình. Nhưng trong tre có nhiều chất dinh dưỡng, protein chiếm 1.5 – 6%, loại đường (glucose) khả tan khoảng 2%, tinh bột khoảng 2.02 – 5.18%, chất béo và sáp chiếm khoảng 2.18 – 3.55%. tre và các loại sản phẩm được làm từ tre dễ bị mục, mối và mọt trong điều kiện môi trường nóng ẩm, vì thế, việc phòng chống mối mọt là rất quan trọng.

1. Tính giải phẫu và tính xử lí của tre.

Đặc trưng giải phẫu của tre có đặc điểm của chính bản thân cây tre, tổ chức các tế bào nằm giữa các mắt tre sắp xếp theo hướng dọc, không như gỗ phân bố tỏa tròn (radial distribution) các tế bào nhu mô (parenchyma cell) và các tế bào tia (ray cell), cho nên chất xử lí và nước không thể thâm nhập theo hướng tia. Sau khi ống tre trưởng thành, do sự lắng (sedimentation) của các chất nhựa, sự tích tụ của các chất bả (thylose) làm cho các ống dẫn (catherer) và ống lọc (sieve tube) không còn khả năng thẩm thấu theo chiều ngang. Mặt ngoài của tre được bọc bởi một lớp mỏng cứng (cật) có cấu tạo từ silic và sáp, cho nên hóa chất xử lí không thể thẩm thấu theo hướng xuyên tâm (radial). Do sự khác biệt về kết cấu nên việc xử lí tre khó hơn so với xử lí gỗ. Nhìn theo chiều dọc thì tổ chức các tế bào của tre là do tế bào nhu mô và các bó mạch (vascular bundle) – gồm có ống dẫn và sợi mô cứng (sclerenchyma) – tạo thành, từ đầu tới ngọn cây liền với nhau nên sự chảy theo hướng dọc rất nhanh. Tuy nhiên, các bó mạch phân bố không đồng đều trong thân cây tre, ở vòng ngoài cây tre phân bố nhiều bó mạch nhỏ, phần giữa phân bố ít các bó mạch to. Càng cách xa ống dẫn thì mức độ thẩm thấu càng ít đi, chính điều này tạo nên sự phân bố cũng không đồng đều các hóa chất xử lí trong thân tre. ống dẫn chiếm 10% thế tích của ống tre, cho nên hóa chất xử lí thẩm thấu tới các tổ chức khác xung quanh ống dẫn yếu. hóa chất xử lí không thể thẩm thấu tới cùng tổ chức nhu mô thì sẽ tạo ra cơ hội xâm nhập sớm cho nấm.

2. Phương pháp xử lí chống mối mọt cho tre

Việc xử lí chống mối mọt cho tre ngày càng trở nên quan trọng nên nhiều quốc gia tiến hành các nghiên cứu. Theo một báo cáo của Nhật, sử dụng phenol và formaldehyde ngưng thành nhựa phenolic giai đoạn A (A-stage resin hay resol) , là một loại chất dưới phân tử (Low-molecular) hòa tan và có độ dính thấp, có tính năng thẩm thấu tốt đối với vật liệu tre. Sau khi chất này thẩm thấu vào vật liệu tre, thì xử lí tiếp bằng nhiệt hoặc acid thì sẽ sinh ra một hợp chất trên phân tử (polymeric compound) kết cấu ba (triad –structure), không mùi vị, không độc, không thẩm thấu ngược và không phát tán, có tính năng kháng khuẩn rất lâu. Vật liệu tre sau khi được xử lí bằng chất này sẽ không còn bị xâm nhập bởi các loại nấm hay thất thoát chất kháng khuẩn cho dù sử dụng ở ngoài trời hay chôn xuống đất, tính năng kháng khuẩn vượt trội hẳn so với chất xử lí gỗ, nhưng giá thành cao do sử dụng nhựa phenolic. Đại học lâm nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc) ngâm sản phẩm làm từ tre trong dung dịch phoxim (công thức hóa học là C12H15N2O3PS) 3% trong 3 phút, thì sau 2-3 ngày mọt tre (bamboo borer) chết, tác dụng của thuốc duy trì được trên 1 năm. Thuốc này ít độc, hiệu quả lâu dài, là chất chống mọt tương đối lí tưởng cho các sản phẩm làm từ tre. Cho chất xúc tác 1% (borax: acid boric theo tỉ lệ 1:1) vào dung dịch bromo-geramine (đầy đủ là Dodecyl dimethyl benzyl ammonium bromide) 5% để phòng chống mốc cũng có hiệu quả tương đối tốt. Ngoài ra, Đại học lâm nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc) còn làm thí nghiệm xử lí bằng axetyl hóa pha lỏng (Acetylation liquid phase), kết quả cho thấy tỉ lệ tăng trọng lượng(WPG: weigh percentage gain) của gốc acetyl đạt 12.97%, còn tỉ lệ giảm trọng lượng của mẫu thí nghiệm là 0, tác dụng kháng khuẩn cực tốt, nhưng cách này thao tác phức tạp và giá thành cao.
(Giải thích thêm về tỉ lệ tăng/giảm trọng lượng: là tỉ lệ tăng lên hoặc giảm xuống của vật liệu sau khi qua chế biến so với trọng lượng ban đầu x100%).


3. Sử dụng chất kháng khuẩn cho tre.

Chất kháng khuẩn cho tre được chia làm 4 loại theo theo cách sử dụng: loại dùng để hun, loại dùng để tưới, loại hòa tan trong gốc dầu và loại hòa tan trong gốc nước.
Loại dùng để hun như nước Amoni (công thức là NH3·H2O), lưu huỳnh chỉ có tác dụng ở bề mặt, khó có tác dụng với gốc nấm bên trong, lại dễ làm ô nhiễm không khí; loại dùng để tưới được sử dụng rộng rãi nhất là dầu creozot (Creosote), nhưng vì dầu này chứa gốc hydrocarbon thơm đa vòng, có thể gây ung thư nên đã bị đào thải. loại hòa tan trong gốc dầu như acid clo-phenolic (pentachlorophenol: pcp) vừa có giá thành cao vừa độc với sức khỏe, còn loại hòa tan trong gốc nước có độc tính thấp, hiệu quả tốt, không có mùi lạ nên được sử dụng nhiều, hơn nữa còn được dùng kết hợp với nhau.
4. Một số chất kháng khuẩn dùng cho tre.

Hiệp hội mây tre quốc tế (INBAR) đề xuất 10 công thức pha chế kết hợp chất kháng khuẩn cho tre vào năm 1994 (chủ yếu căn cứ theo tiêu chuẩn Ấn Độ), vào 1998 Hiệp hội bảo tồn gỗ Mĩ (AWPA) quy định 17 công thức tiêu chuẩn chất kháng khuẩn cho gỗ gồm cả gốc nước và gốc dầu. Nhưng có một số chất hóa học gây ô nhiễm nặng cho môi trường nên đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở nhiều quốc gia, ví dụ như sodium pentachlorophenol (PCP-Na) đã bị cấm ở hầu hết các quốc gia, CCA có chưa Asen (công thức hóa học As) nên Mĩ và liên minh Châu  đã ban pháp lệnh cấm sử dụng trong dân chúng từ năm 2004.
5. Các thuốc kháng khuẩn mới.

Thuốc kháng khuẩn gốc nước vì là ít độc nên được tập trung nghiên cứu, hiện nay các thuốc kháng khuẩn ít độc nhưng hiệu quả cao bao gồm: AAC – hợp chất alkyl amoni (Alkyl ammonium compounds), ACQ – đồng ammonic bậc 4 (Ammoniacal copper quaternary), boride, CDDC – Copper dimethyl dithiocarbamate. Thuốc kháng khuẩn gốc dầu là đồng/kẽm naphthenate (copper/zinc naphthenate), CTL – chlorothalonil hay Daconil, IPBC – hợp chất i-ốt hữu cơ (Iodopropynyl butylcarbamate), synthetic pyrethroids …
6. Xu hướng phát triển của kĩ thuật kháng khuẩn cho tre.

Kĩ thuật thuốc kháng khuẩn cho tre đã có bước tiến bên cạnh kĩ thuật cho gỗ, trọng điểm nghiên cứu tập trung vào:
– Phát triển các thuốc hiệu quả nhưng ít độc phù hợp với đặc điểm của tre.
– Tìm ra các phương pháp xử lí phù hợp với tre.
– Đi sâu vào nghiên cứu tính chất nương tựa của thuốc.
Ngoài ra còn một hướng đi nữa là thay đổi tính chất của tre để tiến hành xử lí, ví dụ như cho các chất ngưng hóa phân tử thấp như phenolic, keo melamin thẩm thấu vào bên trong tre rồi mới tiến hành ngưng hóa, hoặc tiến hành xử lí acetyl hóa pha lỏng, tuy hiện tại giá thành cao nhưng hiệu quả rất cao.