Tre phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Rất ít phân bố ở hàn đới và ôn đới. Chúng thường mọc hỗn giao với một số loài cây gỗ khác. Theo thống kê, trên thế giới diện tích tre hiện có là trên 14 triệu ha. Trong đó, tre mọc cụm chiếm 3/5, tre mọc tản chiếm 2/5. Phân bố tre thống kê được thể hiện như sau:
Ấn Độ 4.000.000ha
Mianma 2.170.000ha
Thái Lan 1.000.000ha
Campuchia 287.000ha
Việt Nam 230.000ha
Nhật Bản 88.200ha
Indonexia 60.000ha
Malaixia 20.000ha
Philippin 8.000ha
Hàn Quốc 8.000ha
Srilanca 2.000ha
Trung Quốc7000.000ha
Một số nước khác như Lào, Butan, Nepal… đều có tre phân bố.
Châu Mỹ có khoảng 270 loài tre, chủ yếu ở châu Mỹ Latinh. Một số nước châu Phi như Mozambich, Xudang, đảo Madagasca thường có rừng tre hỗn giao với một số loài cây gỗ lá rộng.
Nhưng tuyệt đại bộ phận Tre yêu cầu điều kiện khí hậu ấm và ẩm.
Tre cũng phân bố từ độ cao ngang mặt nước biển đến các đỉnh núi cao hàng nghìn mét.
Có thể chia ra 3 vùng phân bố tre trê thế giới: vùng tre châu Á Thái Bình Dương, vùng tre châu Mỹ và vùng tre châu Phi. Vùng tre châu Á Thái Bình Dương trên dải gió mùa Đông Nam Á là trung tâm phân bố tre thế giới. Diện tích và số loài tre của vùng này chiếm khoảng 80% diện tích và số loài tre thế giới.
Tre là một tài nguyên rừng, một nhóm lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị. Nhiều nước và hơn một nửa dân số thế giới liên quan với nhóm tài nguyên này. Tre thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae) với khoảng 1300 loài thuộc 70 chi phân bố trên toàn thế giới. Nhiều loài tre có đặc tính mọc thành rừng. Đã thống kê được trên 14 triệu ha rừng tre phân bố từ vùng xích đạo qua vùng nhiệt đới đến vùng hàn và ôn đới, nghĩa là từ 51o vĩ Bắc đến 47o vĩ Nam đều có tre sinh trưởng.
Nước nhiều tre nhất là Trung Quốc, với khoảng 50 chi và 500 loài và diện tích 7 triệu ha rừng tre. Nước nhiều tre thứ hai là Nhật Bản với 13 chi, trên 230 loài và diện tích 0,1 ha rừng tre. Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, năm 1923, các nhà thực vật người Pháp đã thống kê được 14 chi 73 loài. Đến cuối thế kỷ XX, năm 2000, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 23 chi, 121 loài tre. Hiện nay, số loài tre của Việt Nam được ghi nhận đã tăng lên khoảng 29 chi 150 loài. Dự đoán, nếu được thống kê đầy đủ số loài tre của Việt Nam có thể lên 200-250 loài. Năm 2001 theo công bố của Chương trình Tổng kiểm kê rừng toàn quốc, Việt Nam có 789.221 ha rừng tre thuần loại, 702.871 ha rừng hỗ giao tre nữa+ gỗ là rừng tự nhiên, cộng với 70.000 ha rừng tre trồng và hàng trăm triệu cây tre trồng phân tán.
Số loài tre ngày càng tăng nhiều vì công tác điều tra thành phần các loài tre ngày càng được tiến hành mạnh hơn ở các nước trong vùng có tre phân bố.