Đặc điểm và công dụng của các bộ phận của tre

Tre là một tài nguyên rừng, một nhóm lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị. Nhiều nước và hơn một nửa dân số thế giới liên quan với nhóm tài nguyên này. Đồng thời, hình ảnh của tre cũng gắn bó vô cùng sâu sắc với đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về cấu tạo của tre. Trong bài viết này, NewBamboo sẽ giới thiệu đặc điểm và công dụng của những bộ phận khác nhau của tre .

Thân tre

Thân tre có thể mọc ngầm thành cụm, thân ngầm mọc tản hoặc thân khí sinh. Những loài tre như Tre gai, Lồ ô, Hóp sào,… thường mọc theo dạng thân ngầm mọc cụm. Thân những loài tre này có dạng hợp trục chia làm hai phần: cổ thân ngầm và thân. Thân ngầm mọc tản có nghĩa là phần thân ngầm bò lan trong đất nên tre không cụm lại mà phân bố thưa thớt.

cac-bo-phan-cua-tre

Thân khí sinh tre bao gồm cả gốc thân và phần thân. Phần thân trên của tre có thể cao đến 20m với đường kính đến 25cm. Thân tre thường có hình tròn nhưng cũng có thể có hình dạng đặc biệt khác.

Thân tre có rất nhiều công dụng từ dùng làm vũ khí đến vật liệu xây dựng. Được đánh giá là thép xanh trong thời đại mới. Có thể thay thế rất nhiều nguyên vật liệu khác.

Lá tre

Lá là bộ phận quang hợp của cây tre. Lá tre không có lông tơ và có kết cấu 2 phần gồm bẹ lá và phiến lá. Phần bẹ lá thường dài, có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá, cuống lá thường ngắn chỉ vài mm, ngoài ra còn có tai lá, lưỡi lá. Phần phiến lá có 3 – 5 đôi gân lá song song.

Lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường bộ phận này của tre có thể dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau, nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp. Ngoài ra, lá tre còn giúp con người tạo thành một hàng rào từ nhiên chống thú rừng, che bóng mát,…

cac-bo-phan-cua-tre

Rễ tre

Rễ tre là loại rễ chùm và mọc ra từ thân ngầm của tre giúp hút chất dinh dưỡng nuôi thân. Số lượng rễ ở phần thân khí sinh sẽ biến đổi theo điều kiện đất và kích thước, tuổi của thân. Khi thân khí sinh đã già trên 6 tuổi thì số lượng rễ và lông hút của nó cũng giảm đi. Rễ tre có chiều dài khoảng 70cm khi mọc ở phần đốt thân ngầm. Nhờ có rễ tre, cây rất vững chắc và có thể đứng vững trong giông bão.

Hoa tre

Hoa tre sẽ bắt đầu hình thành khi cây đạt tuổi trưởng thành. Hoa có bông màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Sau khi hoa tàn sẽ hình thành quả nhỏ bằng hạt thóc. Hạt tre có thể phát tán nhờ vào động vật để mọc thành cây con.

Hoa tre, gọi là “trúc ba” hoặc “trúc cái”, là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Trong hai loại tre làm dược liệu, chỉ có tre mỡ ra hoa, còn tre gai thì không. Trong các loài tre khác có loài ra hoa quanh năm nhưng không có tác dụng chữa bệnh.

Trên đây là một số thông tin sơ lược có thể bạn chưa biết về các bộ phận của tre. Bạn có thể tìm đọc thêm về tre tại đây.

Tags: , , ,